GIẢI THÍCH HƯỚNG LAN CỦA ĐAU NGỰC TRONG NHỒI MÁU CƠ TIM
Đau thắt ngực có hướng lan xuyên lên vai, dọc mặt trong tay trái tới ngón 4, 5; có khi lan lên cằm, vùng thượng vị. Tại sao lại như vậy?
Giải thích:
Nhắc lại về sinh lý cảm giác đau:
Thụ cảm thể đau(nocireceptor) là tận cùng thần kinh tự do phân bố khắp cơ thể từ da cho đến gân, cơ, xương, mô liên kết và các cơ quan nội tạng trong đó có cơ tim. Tuỳ theo sự phân bố của TCT và tính chất đau chia thành cảm giác đau nông, cảm giác đau sâu, cảm giác đau nội tạng
- Đau nông: do kích thích lên các thụ cảm thể đau ở da gây lên. Cảm giác đau được truyền về hệ thần kinh trung ương theo 2 sợi hướng tâm là sợi Aδ và sợi C. Vào tuỷ sống các sợi đi lên hoặc một đến ba đốt tuỷ sống rồi tận cùng trong chất xám sừng sau tuỷ sống. Neuron thứ 2 từ đây bắt chéo sang phía đối diện đi vào cột trắng trước bên. Từ tuỷ sống lên não cảm giác đâu được truyền theo 2 bó: bó tuỷ sống- đồi thị mới và bó tuỷ - sống đồi thị cũ
- Đau sâu:
- Đau nội tạng: cảm giác đau nội tạng được truyền theo các sợi cảm giác nằm trong dây thần kinh giao cảm và phó giao cảm. Các sợi này có kích thước nhỏ thuộc loại C, dẫn truyền chậm, Nơi kết thúc của các sợi truyền cảm giác nội tạng là các tế bào thần kinh nằm ở sừng sau tuỷ sống hoặc trong nhân các dây thần kinh sọ não.
Trong hệ thần kinh trung ương cảm giác đau nội tạng và cảm giác nội tạng nói chung đi theo các đường cảm giác soma trong các bó tủy sống- đồi thị đến các nhân bụng của đồi thị. Từ đó có các neuron truyền xung động đến vỏ não.
* Giải thích hướng lan xuyên của đau ngực trong nhồi máu cơ tim:
Hiện tượng trên được giải thích là do có hiện tượng xuất chiếu của đau nội tạng, có nghĩa là khi một tạng nào đó bị tổn thương ta thường nhận được cảm giác đau không phải ngay ở tạng đó mà lại ở một cấu trúc khác của cơ thể. Cấu trúc này có khi ở rất xa tạng bị đau. Nguyên nhân của đau xuất chiếu được giải thích như sau: cảm giác đau từ tạng bị tổn thương được truyền theo rễ sau và đến chất xám sừng sau tuỷ sống, từ đây phát sinh các xung động ly tâm chạy ra hạch giao cảm, rồi từ hạch giao cảm phát sinh các xung động ly tâm mới truyền đến vùng da được hạch giao cảm này chi phối. Những biến đổi xuất hiện ở vùng da đó lại được truyền về tuỷ sống, rồi theo bó tuỷ sống- đồi thị truyền lên tận vỏ não, do đó cảm giác đau từ tạng được tiếp nhận từ vùng da liên quan.
Các sợi thần kinh cảm giác đau hướng tâm từ cấu trúc tim phân bố đến phân đọan T1 đến T4 của tủy sống, trong khi cảm giác mặt trong cánh tay và phần trụ của bàn tay phân bố đến T1 và T2. Do đó, đau ngực trong nhồi máu cơ tim có thể được cảm giác như xuất phát từ mặt trong cánh tay, bờ trụ bàn tay... vì các vùng này có cùng chung đường dẫn truyền thần kinh ở sừng sau tủy sống.
Giải thích:
Nhắc lại về sinh lý cảm giác đau:
Thụ cảm thể đau(nocireceptor) là tận cùng thần kinh tự do phân bố khắp cơ thể từ da cho đến gân, cơ, xương, mô liên kết và các cơ quan nội tạng trong đó có cơ tim. Tuỳ theo sự phân bố của TCT và tính chất đau chia thành cảm giác đau nông, cảm giác đau sâu, cảm giác đau nội tạng
- Đau nông: do kích thích lên các thụ cảm thể đau ở da gây lên. Cảm giác đau được truyền về hệ thần kinh trung ương theo 2 sợi hướng tâm là sợi Aδ và sợi C. Vào tuỷ sống các sợi đi lên hoặc một đến ba đốt tuỷ sống rồi tận cùng trong chất xám sừng sau tuỷ sống. Neuron thứ 2 từ đây bắt chéo sang phía đối diện đi vào cột trắng trước bên. Từ tuỷ sống lên não cảm giác đâu được truyền theo 2 bó: bó tuỷ sống- đồi thị mới và bó tuỷ - sống đồi thị cũ
- Đau sâu:
- Đau nội tạng: cảm giác đau nội tạng được truyền theo các sợi cảm giác nằm trong dây thần kinh giao cảm và phó giao cảm. Các sợi này có kích thước nhỏ thuộc loại C, dẫn truyền chậm, Nơi kết thúc của các sợi truyền cảm giác nội tạng là các tế bào thần kinh nằm ở sừng sau tuỷ sống hoặc trong nhân các dây thần kinh sọ não.
Trong hệ thần kinh trung ương cảm giác đau nội tạng và cảm giác nội tạng nói chung đi theo các đường cảm giác soma trong các bó tủy sống- đồi thị đến các nhân bụng của đồi thị. Từ đó có các neuron truyền xung động đến vỏ não.
* Giải thích hướng lan xuyên của đau ngực trong nhồi máu cơ tim:
Hiện tượng trên được giải thích là do có hiện tượng xuất chiếu của đau nội tạng, có nghĩa là khi một tạng nào đó bị tổn thương ta thường nhận được cảm giác đau không phải ngay ở tạng đó mà lại ở một cấu trúc khác của cơ thể. Cấu trúc này có khi ở rất xa tạng bị đau. Nguyên nhân của đau xuất chiếu được giải thích như sau: cảm giác đau từ tạng bị tổn thương được truyền theo rễ sau và đến chất xám sừng sau tuỷ sống, từ đây phát sinh các xung động ly tâm chạy ra hạch giao cảm, rồi từ hạch giao cảm phát sinh các xung động ly tâm mới truyền đến vùng da được hạch giao cảm này chi phối. Những biến đổi xuất hiện ở vùng da đó lại được truyền về tuỷ sống, rồi theo bó tuỷ sống- đồi thị truyền lên tận vỏ não, do đó cảm giác đau từ tạng được tiếp nhận từ vùng da liên quan.
Các sợi thần kinh cảm giác đau hướng tâm từ cấu trúc tim phân bố đến phân đọan T1 đến T4 của tủy sống, trong khi cảm giác mặt trong cánh tay và phần trụ của bàn tay phân bố đến T1 và T2. Do đó, đau ngực trong nhồi máu cơ tim có thể được cảm giác như xuất phát từ mặt trong cánh tay, bờ trụ bàn tay... vì các vùng này có cùng chung đường dẫn truyền thần kinh ở sừng sau tủy sống.
0 Response to "GIẢI THÍCH HƯỚNG LAN CỦA ĐAU NGỰC TRONG NHỒI MÁU CƠ TIM"
Post a Comment